Luật môi trường là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí, khai thác, tác động và bảo vệ môi trường. Bài viết phân tích và làm rõ khái niệm, định nghĩa và cách hiểu về luật môi trường
Mục lục bài viết
- 1. Định nghĩa luật môi trường
- 2. Vai trò của luật môi trường trong việc bảo vệ môi trường ?
- 3. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường
- 4. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
- 5. Chính sách của Nhà Nước về bảo vệ môi trường?
- Theo luật môi trường năm 2020 quy định như sau:
Các quy phạm pháp luật môi trường có thể chia thành 2 phần: những quy phạm nhằm bảo vệ toàn bộ môi trường (môi trường với tư cách là tổng thể) và những quy phạm bảo vệ từng thành phần môi trường (bảo vệ rừng, đất, nguồn nước, khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, không khí, đa dạng sinh học…).
1. Định nghĩa luật môi trường
Mặc dù vấn đề luật môi trường có phải là ngành luật độc lập hay không chẳng có nhiều giá trị thực tiễn song việc định nghĩa luật môi trường cũng có ý nghĩa nhất định về mặt học thuật. Việc định nghĩa luật môi trường, xác định phạm vi của nó gắn liền với khái niệm môi trường như đã trình bày ở mục I của chương này. Do nội hàm của khái niệm môi trường khá rộng và lịch sử phát triển của luật môi trường chưa dài nên việc đưa ra định nghĩa về nó hiện nay là rất khó. Hơn nữa, do khái niệm môi trường hiện này được các nhà lập pháp mở rộng để bao hàm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biến đổi nên phạm vi của các chế định điều chỉnh chúng càng rộng hơn. Khổ khăn này không chỉ đật ra đối với các nhà luật học Việt Nam mà ngay cả đối với các luật gia ở các nước nơi có sự phát triển khá mạnh mẽ về luật môi trường:
“Không dễ dàng định nghĩa chính xác phạm vi của luật môi trường như chúng ta có thể làm với luật hợp đồng hay luật về các vi phạm ngoài hợp đồng. Chúng là những lĩnh vực được định hình vững chắc bởi lành nghiệm và ấn lệ qua nhiều thế kỉ trong lúc đó, luật môi trường, nói một cách khái quất nhất vẫn đang còn trong thời thơ ẩu của nó, được này sinh chủ yếu bằng các hoạt động lập pháp của thế kỉ XX hơn là thông qua quá trình xử lí các nguyên tắc pháp lí thường xuyên được tôi luyện, gọt dũa trong các toà án”.
Để định nghĩa được luật môi trường, cần xác định những vấn đề mà nó điều chỉnh. Một số nhà luật học cho rằng luật môi trường bao gồm như quy định cũng như thực tiễn pháp luật có đối tượng hay có sự tác động đến việc bảo vệ môi trường. Theo các nhà luật học Australia, luật môi trường càn ưu tiên điều chỉnh những vấn đề sau: Thứ nhất, thiết lập các cơ chế hành chính để bào vệ các lợi ích chung về một môi trường an toàn, lành mạnh và thoải mái; thứ hai, bảo tồn các giống loài; thứ ba, đảm bảo cho các viên chức chính quyền quyền hạn kiểm soát • tính thân thiện môi trường trong các hoạt động quan trọng; thứ tư, thúc đẩy việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch và thực hiện các cơ chế bảo vệ và thực thi; thứ năm, thiết lập các thủ tục xem xét khiếu nại. Luật môi trường Việt Nam cũng phải giải quyết những vấn đề tương tự dù cách gọi, các tiếp cận có thể khác nhau.
Xuất phát từ những phân tích về phạm vi cùa luật môi trường như đã nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa sau đây về luật môi trường:
Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lí điều chinh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.
Định nghĩa trên đây của luật môi trường cho thấy cần phải nhận thức rõ một nguyên cơ bản sau: Các quan hệ xã hội phát sinh thuộc phạm vi tác động của luật môi trường phải gắn với việc bảo vệ môi trường sống của con người. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ sự tác động nào của các chủ thể vào các yếu tố của môi trường cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. Các vấn đề pháp luật môi trường chỉ nảy sinh khi nào sự tác động đó gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến môi trường. Ví dụ: xung quanh yếu tố môi trường đất đai có thể phát sinh nhiều quan hệ. Quan hệ sở hữu hay quan hệ sử dụng đất, quan hệ thương mại, quari hệ dân sự hoặc cả quan hệ hành chính. Người sở hữu hay người sử dụng đất có thể có nhiều tác động đối với đất như trồng cây, xây dựng công trình, đào ao… Những tác động này có thể làm nảy sinh các quan hệ khác nhau và tuỳ theo tính chất sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác. Tuy nhiên, nếu người sở hữu hay người sử dụng đất chôn vào lòng đất thuộc sở hữu hay quyền sử dụng của mình những hoá chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh thì quan hệ phát sinh từ hành vi nạy thuộc phạm vi điều chỉnh của luật môi trường. Rõ ràng, chủ sở hữu hay người sử dụng đất không hề vi phạm sở hữu của người khác, không vi phạm hợp đồng với bất cứ ai, không xâm hại trực tiếp đến lợi ích vật chất của bất cứ chủ thể cụ thể nào. Thế nhưng, đỉều dễ nhận thấy là tác động này đã làm cho môi trường bị suy thoái, quyền của cộng đồng được hưởng môi trường sống an toàn, lành mạnh bị xâm hại. Những ví dụ tương tự như vậy có thể đưa ra đối với yếu tố nước, không khí. Việc đổ chất thải ra đại dương thoạt nhìn không liên quan đến bất cứ quốc gia hay cộng đồng nào. Thực tế, tất cả các quốc gia đều đứng trước nguy cơ bị gây tổn hại đối với hành vi đổ chất thải ra đại dương. Việc săn bắn các loài động vật hoang dã trong rừng, dưới biển có vẻ không liên quan đến ai. Tuy nhiên, tác hại của việc khai thác này có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của một số giống loài mà sự sinh sôi tự nhiên của chúng không theo kịp tốc độ khai thác của con người vì nhu cầu tiêu dùng và thương mại.
Các quan hệ xã hội mà các quy phạm luật môi trường điều chỉnh có thể được phân loại theo các nhóm sau:
– Các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước phát sinh từ hoạt động quản lí nhà nước về môi trường. Các quan hệ này chứa đựng những yểu tố của quan hệ pháp luật hành chính và chính vì thế mà có quan điểm cho rằng luật môi trường thuộc pháp luật hành chính. Nhóm quan hệ này có những đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính, nhất là quan hệ phát sinh từ việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩhh vực bảo vệ môi trường; lĩnh vực khiếu nại, tố cáo các hành vi của các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Những quan hệ này bao gồm:
+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường;
+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính sách môi trường
+ Qụan hệ phát sinh từ việc xử lí vi phạm pháp luật môi trường.
– Quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức vói nhau do thoả thuận ý chí của các bên. Đặc trưng của quan hệ này là sự thoả thuận, sự bình đẳng. Các bên trong mối quan hệ này thực hiện các quyền của mình trong lĩnh vực môi trường một cách bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật. Trong lĩnh vực môi trường, mối quan hệ này ngày càng trở nên phô biến hơn do khả năng định hướng hành vi chủ thể thông qua không phải là chế tài, hình phạt mà là các lợi ích kinh tế. Luật môi trường trong bối cảnh đó cần chú trọng hơn các giải pháp điều chỉnh thông qua các lọi ích kinh tế. Các nhà luật môi trường Austtalia đã tiên liệu điều này cách đây gần một phần tư thế kỉ ttong cuốn sách “Pháp luật môi trường Australia và việc thực thi nó ở Australỉa”, Luật môi trường không nên chỉ dừng lại ở việc tạo ra các cơ chế hành chính để kiểm soát và phối hợp kiểm soát ô nhiễm mà cần tạo ra các giải pháp giảm thải thông qua các lợi ích kinh tế. Ví dụ điển hình cho sự phát triển của mối quan hệ này là nhiều nước đã chuyển sang mua bán quota chất thải. Liên minh châu Âu đã ban hành kế hoạch thay áp dụng thuế các bon bằng việc mua bán các bon. Mục đích của kế hoạch này là tăng hiệu quả của việc kiểm soát khí thải nhà kính song vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của các công ti châu Âu. Theo kế hoạch này, các công ti được phát các giấy phép thải khí CO2. Những công ti nào thải nhiều hơn giây phép thì có thể mua lại quota thải khí này ở những công ti khác.
Các mối quan hệ mang tính chất dân sự thương mại như thế trong lĩnh vực môi trường bao gồm:
+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường gây nên;
+ Quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường gây ra;
+ Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường;
+ Quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi hường.
2. Vai trò của luật môi trường trong việc bảo vệ môi trường ?
Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật tương đối mới không chỉ đối với hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn cả đối với hệ thống pháp luật của nhiều nước đang phát triển khác. Sự vắng bóng hoặc tình ttạng kém phát triển của luật môi trường ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta được giải thích bởi nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên có lí do khá phổ biển đối với với các nước đang phát triển là sự phát triển bằng mọi giá, kể cà sự hi sinh các nguồn tài nguyên. Chính vì sự hi sinh các giá trị môi trường, các giá trị sinh thái cho sự phát triển đã đẩy sự quan tâm tới môi trường và luật môi trường ra sau những mối quan tâm khác.
Tình trạng kém phát triển của luật môi trường ở nhiều nước và ở Việt Nam cũng chính là nguyên nhân giải thích tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại của luật môi trường với tư cách là ngành luật, là bộ môn khoa học. Tuy nhiên, mặc dù ttanh luận khoa học vẫn đang tiếp diễn, nhu cầu về việc sử dụng pháp luật như là công cụ hữu hiệu của việc bảo vệ môi trường đang được đặt ra như một tất yếu xã hội. Hệ quả của tình trạng này là sự gia tăng nhu cầu phổ cập kiến thức luật môi trường cho cộng đồng, đào tạo các chuyên gia pháp luật môi trường.
3. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiêm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại.
Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững.
Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y.
Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng.
Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt: chúng ta cần phải xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp.
Để bảo vệ được môi trường sống trước tiên chúng ta cần biết hành động thiết thực sau:
Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.Không phóng uế bừa bãi.
Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.
Không hút thuốc là nơi công cộng.Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.
Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh, Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.
4. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
Chúng ta đều biết môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Nhưng hiện trạng cho thấy ngày nay đang đánh một hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường. Các bạn để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng…. Đó là các vấn đề môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, không có quy hoạch. Con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Chặt cây, đốn rừng bừa bãi khiến cho nhiều đồi trọc, rừng đầu nguồn bị phá hoại nặng nề, gây nên nhiều lũ lụt lớn. Hay như năm 2014 với quyết định của thành phố Hà Nội đã đốn hàng loạt cây cổ thụ bóng mát vì lợi ích xây dựng nhà cao tầng, mở đường xá, nhưng họ quên mất đi giá trị bóng mát, giúp môi trường trong sạch. Nhiều công ty sản xuất vì lợi nhuận trước mắt mà đi “đường tắt” xả thải trực tiếp ra sông ngòi hoá chất, rác thải khiến môi trường sông ngòi bị ô nhiễm nặng nề. Sông Tô Lịch Hà Nội rác trôi nổi, bốc mùi khó chịu. Công ty Fomosa thải tấn nước thải khiến cá chết hàng, một vùng biển bị ô nhiễm gây cản trở việc đánh bắt sinh hoạt của người dân…
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà chúng ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều thiên tai, ” bệnh lạ” , con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
Vì thế chúng ta phải bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà của chúng ta. Không có môi trường ta sẽ không có chốn ăn chốn ở, không thể có sự sống nếu thiếu môi trường. Môi trường tốt, đời sống chúng ta cũng đẹp. Chỉ khi môi trường tồn tại ta mới tồn tại. Bởi thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. Ngày nay, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con người đã và đang có những biện pháp tích cực khắc phục hậu quả đã gây ra và tránh những tác động xấu sẽ đến. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, rác thải; răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Chúng ta có ngày “Giờ Trái đất 24-3”, có những chương trình chung tay góp sức bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp, có những hoạt động nhặt rác, thu gom rác trên biển, trong rừng,… Nhiều đất nước đề ra những khoản luật cấm vứt rác, cấm hút thuốc,… để bảo vệ môi trường. Nhiều nước khuyến khích người dân đi xe đạp, đi bộ giảm tải khói bụi từ các loại xe sử dụng xăng. Toàn thế giới đang chung tay giữ gìn một thế giới xanh đẹp, không có ô nhiễm môi trường
5. Chính sách của Nhà Nước về bảo vệ môi trường?
Theo luật môi trường năm 2020 quy định như sau:
“Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. 2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. 3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. 4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư. 5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường. 6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. 7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. 8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. 10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư. 11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.” |