Dịch vụ

Quan trắc môi trường lao động

 1. Quan trắc môi trường lao động là gì ?

Quan trắc môi trường lao động (hay Đo kiểm môi trường lao động) là hoạt động tiến hành thu thập, đánh giá và phân tích chỉ tiêu đo lường các yếu tố môi trường lao động tại nơi làm việc, nhằm có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tác hại môi trường đối với sức khỏe người lao động và phòng tránh bệnh nghề nghiệp. Quan trắc môi trường lao động là quy định bắt buộc đối với các đơn vị trong quá trình kinh doanh, vận hành, sản xuất có sử dụng người lao động.

 2. Đối tượng doanh nghiệp nào cần thực hiện quan trắc môi trường lao động ?

+ Các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động, không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh, đối tượng lao động.

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia.

 3. Quy định pháp luật về đo kiểm môi trường lao động

Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp. Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành các căn cứ pháp lý về quan trắc, vệ sinh môi trường lao động nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, cụ thể như sau:

+ Thông tư số 19/2016/TT-BYT của Bộ Y Tế ngày 30/06/2016 về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động”.

+ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 “Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động”.

 4. Mục đích đo kiểm môi trường làm việc tại doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp phải tổ chức đo kiểm quan trắc môi trường lao động định kỳ. Từ đó đưa ra được các biện pháp bảo vệ, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, người lao động; thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng;

+ Khắc phục, kiểm soát các yếu tố có hại phát sinh tại nơi làm việc nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Đồng thời trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ người làm việc khỏi các yếu tố có hại trong môi trường làm việc;

+ Thực hiện theo đúng các yêu cầu về pháp luật quy định hạn chế các đợt kiểm tra chuyên ngành từ cơ quan pháp lý;

+ Nâng cao được vị thế, trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác phòng ngừa rủi ro và an toàn sức khỏe lao động.

 5. Yếu tố gây hại cần thực hiện quan trắc môi trường

Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã nêu đầy đủ về nguyên tắc thực hiện đo kiểm quan trắc môi trường lao động là Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại đã được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

Đối với ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và ngành nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được quy định trong các văn bản của Bộ lao động thương binh xã hội, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my (Ergonomics) quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.

Quy định trong phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trắc môi trường lao động thông thường: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi mịn, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại và nhóm yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ergonomics. Nhưng tựu trung lại được phân thành các nhóm sau:

+ Nhóm yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt.

+ Nhóm yếu tố vật lý trong môi trường lao động: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…)

+ Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động: Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn…

+ Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong môi trường lao động, hóa chất độc hại.

+ Nhóm yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.

+ Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa

+ Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…

+ Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.v

 6. Thời gian thực hiện quan trắc môi trường làm việc

Tần suất quan trắc môi trường lao động đối với các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh: định kỳ 1 năm/lần.

– Thời gian thực hiện đo kiểm môi trường làm việc : Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Doanh nghiệp cần gửi các báo cáo về Sở Ban Ngành, cụ thể như sau:

  • Sở Lao động- thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;

Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

Để được tư vấn hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ  Hotline : 0969.35.35.36

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá:

Điện thoại: 0969.353.536

Email: info@etohi.vn