Hotline: 0969.35.35.36

Xử lý nước thải bằng công nghệ SBR

1. Bể SBR là gì ?

SBR là từ viết tắt của cụm từ Sequencing batch reactor – Là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục. Đây được coi là một trong những giải pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao nhất.

Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể là: Cụm bể Selector và cụm bể C-tech. Theo nguyên lý làm việc thì nước thải sẽ được dẫn vào bể Selector trước sau khi được được xử lý sơ bộ thì sẽ được chuyển sang bể C-tech.

Bể SBR sẽ được hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn gồm 5 pha: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Những quá trình này sẽ được diễn ra một cách liên tục.

Với cách tính toán bể SBR khoa học thì đây sẽ là một loại bể mang lại hiệu quả cao nhất. Nước thải sau khi được xử lý sẽ trở nên an toàn và sạch sẽ hơn.

2. Nguyên lý hoạt động của bể SBR

 Bể SBR sẽ được hoạt động theo một chu kỳ gồm 5 pha:

Pha làm đầy: Nước thải sẽ được bơm vào bể SBR trong khoảng từ 1-3 tiếng, bể sẽ phản ứng hoạt động theo quy trình phản ứng theo mẻ nối tiếp nhau. Tùy theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào mà quá trình làm đầy có thể được thay đổi linh hoạt như:  làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí

Pha sục khí:

Quá trình sục khí này sẽ giúp cung cấp oxy trong nước và khuấy trộn đều hỗn hợp chất có bên trong bể chứa. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo phản ứng sinh hóa giữa nguồn nước thải với bùn hoạt tính.

Khi xảy ra quá trình sục khí, quá trình Nitrat hóa có thể được thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang dạng N – NO2 và chúng sẽ nhanh chóng được chuyể sang dạng N – NO3.

Pha lắng:

Trong pha này sẽ ngăn không cho nước thải chảy vào bể SBR, không thực hiện thổi khí, không khuấy trộn hỗn hợp nhằm mục đích lắng trong nước, quá trình này sẽ diễn ra trong môi trường tĩnh hoàn toàn. Đây cũng là thời gian diễn ra quá trình khử Nitơ trong bể với thời gian diễn ra là khoảng 2 tiếng. Kết quả của quá trình này là sẽ tạo ra được 2 lớp trong bể, lớp nước tách ở phía trên và phần cặn lắng chinh là phần lớp bùn ở dưới.

Pha rút nước:

Lượng nước nổi sau khi bùn đã lắng hết xuống thì lượng nước này sẽ được thoát ra khỏi bể SBR và lượng nước này sẽ không chứa bất cứ lượng bùn hoạt tính nào.

Pha chờ:

Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi sẽ phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 pha trên và dựa vào số lượng bể, thứ tự nạp nước vào nguồn bể.

3. Ưu nhược điểm của bể SBR

  • Ưu điểm

Tiết kiệm được chi phí, thời gian xây dựng cũng như thời gian thiết kế bể SBR vì không cần phải xây dựng bể lắng 1, bể lắng 2, bể Aerotank và bể điều hòa

Tiết kiệm năng lượng

Khả năng xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao và xử lý được các chất hữu cơ một cách triệt để

Dễ dàng kiểm soát các sự cố

Ổn định và linh hoạt trong quá trình hoạt động

Có thể dùng được cho mọi hệ thống và công suất

  • Nhược điểm

Bể SBR yêu cầu phải có các hệ thống quan trắc các chỉ tiêu tinh vi và hiện đại

Việc bảo trì, bảo dưỡng bể khó khăn

Đòi hởi người vận hành phải có trình độ cao

Hệ thống bể dễ bị tắc nghẽn do bùn

 

Để được tư vấn hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ  Hotline : 0866.992.688

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá:

Điện thoại: 0969.353.536

Email: info@etohi.vn