Hotline: 0969.35.35.36

Xử lý nước thải sinh hoạt

1. Nước thải sinh hoạt là gì?

Là loại nước được thải ra môi trường xung quanh trước và trong quá trình tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nướng, ăn uống, và các hoạt động thường ngày khác của người dân sinh sống và làm việc trong các khu dân cư, công trình làm việc, trung tâm thương mại, khu vui chơi, … Nước thải sinh hoạt được phân chia làm 2 loại :

+ Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp, các chất tẩy rửa, các hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa sàn nhà,…

2. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh ra trước, trong và sau các quá trình này đều là nước thải sinh hoạt:

  • Nước có trong chất thải của con người thải ra như  phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt, … gọi chung là nước thải đen
  • Nước thải Rò rỉ từ bể phốt, ống xả bể phốt,…
  • Nước tẩy rửa (nước thải sinh ra từ các hoạt động như tắm rửa cá nhân, tẩy rửa quần áo, nước vệ sinh sàn nhà, nước thải nấu ăn,…) thường được gọi chung là nước thải xám.
  • Các chất thải dạng lỏng còn tồn dư trong nguồn nước như: Dầu ăn, nước uống, thuốc trừ sâu, dầu nhờn bôi trơn,nước sơn, hóa chất tẩy rửa … vv. Các chất này còn gọi là chất thải thặng dư còn tồn đọng dưới dạng lỏng.

3. Tính chất của nước thải sinh hoạt

Tính chất vật lý

  • Nhiệt độ của nước thải tùy thuộc vào khí hậu hoặc nhiệt độ môi trường xung quanh
  • Nước thải có thể có màu sắc thường là màu đen hoặc màu nâu.
  • Nước thải có chứa nhiều các hạt lơ lửng như là các hóa chất hữu cơ phân hủy hoặc do các động thực vật thủy sinh tạo nên do đó nước thải thường bị đục, độ đục của nước thải càng lớn thì nước đó càng bị nhiễm bẩn.
  • Nước thải sinh ra tùy thuộc vào số lượng và thành phần đặc điểm của nó mà có mùi khác nhau, đa phần là hôi thúi, khó ngửi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanh.

Tính chất hóa học

Chỉ số độ pH: là chỉ số giá trị pH của nước thải có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý. Dựa vào giá trị pH quyết định phương pháp nào là thích hợp hoặc có thể điều chỉnh lượng hóa chất với lượng vừa đủ để dùng trong quá trình xử lý nước thải.

Chỉ số DO: Là tỉ lệ phần trăm oxi hòa tan trong nước để duy trì sự sống cho các vi sinh vật có bên trong nước. Trong môi trường nước bị nhiễm độc, oxi bị dùng cho các quá trình phản ứng hóa sinh dẩn đến hiện tượng giảm tỉ lệ oxi trong nước thải.

Chỉ số BOD (có nghĩa là nhu cầu oxy hóa sinh học – tiếng Anh là Biochemical Oxygen Demand): Là tỉ lệ oxy cần thiết để diễn ra quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn), hiếu khí. Tiến trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.

Chỉ số COD (có nghĩa là nhu cầu oxy hóa học – tiếng Anh là Chemical oxygen Demand): Là tỉ lệ ôxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thành H2O và CO2 vì một tác nhân oxi hóa mạnh. COD hiển thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị lớn hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật.

4. Quy chuẩn xả thải

Theo QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.

TT

Thông số Đơn vị Giá trị C
A

B

1 pH 5 – 9 5 – 9
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng(TSS) mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1 4
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (NO3) (tính theo N) mg/l 30 50
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10
11 Tổng Coliforms MPN/100ml 3000 5000

 5. Công nghệ xử lý

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố sau: công suất của trạm xử lý, mức độ cần thiết xử lý nước thải, tiêu chuẩn xả thải vào các nguồn tương ứng, vị trí địa lý của khu vực.

Xử lý nước thải sinh hoạt cũng áp dụng các phương pháp xử lý cơ học, hóa học, sinh học như các loại nước thải khác. Một số công nghệ xử lý nước thải tiêu biểu:

Aerotank

( Nguồn: Sách Xử lý nước thải đô thị và Công nghiệp, GS.TS Lâm Minh Triết)

Sử dụng bể Aerotank được xem là một công nghệ truyền thống trong xử lý nước thải, vì tính đơn giản, dễ vận hành, tiết kiệm chi phí, khả năng loại bỏ BOD, COD, SS, Nito cao. Nhược điểm duy nhất là tiêu tốn nhiều năng lượng.

Bể Aerotank là bể sinh học hiếu khí, trong bể các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn, để duy trì sự sống và quần thể sinh vật phát triển mạnh. Quá trình cứ tiếp tục cho đến khi chất thải cuối cùng không thể dùng làm thức ăn cho bất cứ loại vi sinh vật nào nữa. Đến một thời gian nhất định, chúng sẽ chết và bị đào thải ra bên ngoài dưới dạng bùn.

UASB

Bể sinh học kỵ khí UASB cũng được dùng trong xử lý nước thải. Nước được đưa vào từ dưới lên với vận tốc phù hợp. Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp phụ chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn, làm xáo trộn chúng. Khi hạt cặn nổi lên va phải tấm chắn và bị vỡ, khí thoát lên trên và cặn lắng xuống. Hỗn hợp bùn nước sau khi đã tách hết khí đi vào ngăn lắng. Tại đây, nước sẽ tách bùn lắng xuống dưới đáy và tuần hoàn lại một phần. Nước trong sẽ đi ra ngoài.

Công nghệ UASB có ưu điểm là khí thu được sau xử lý thu hồi được và sử dụng làm nhiên liệu. Nhược điểm của công nghệ là bị ảnh hưởng bởi pH, nhiệt độ và nồng độ các chất ô nhiễm.

MBBR

Công nghệ MBBR thực chất là quá trình xử lý kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí, trong đó bể MBBR sử dụng các giá thể để vi sinh bám dính và phát triển, tạo môi trường sống cho vi sinh. Càng nhiều giá thể, thì vi sinh vật sẽ có nơi để trú ngụ, hiệu quả xử lý được nâng lên.

Công nghệ MBBR là một công nghệ mới, với việc sử dụng các giá thể thì hiệu quả xử lý BOD, COD sẽ cao hơn, ít chiếm diện tích, phát sinh bùn giảm, kiểm soát hệ thống dễ dàng. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý phụ thuộc vào lượng vi sinh vật bám dính vào giá thể, tuổi thọ và chi phí chọn giá thể cho phù hợp.

(Nguồn : Xử lý nước.com)

AAO

  (Nguồn: westerntechvn.com)

AAO là viết tắc của Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí) là quá trình xử lý sử dụng các hệ vi sinh vật kỵ khí, yếm khí, hiếu khí.

  • Quá trình xử lý kỵ khí:  Khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động.
  • Quá trình xử lý yếm khí: Khử  nitrat thành khí nitơ N2, giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.
  • Quá trình xử lý hiếu khí: để chuyển hóa NH4thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…

Công nghệ AAO có ưu điểm là đạt hiệu quả xử lý cao vì kết hợp 3 quá trình, tiết kiệm chi phí, phát sinh ít bùn thải hơn so với các công nghệ sinh học hiếu khí khác. Tiêu thụ ít năng lượng. Tuy nhiên, quá trình này yêu cầu đảm bảo duy trì nồng độ bùn thích hợp, nếu nồng độ bùn quá cao dẫn đến bùn khó lắng và bị trôi ra ngoài, nếu nồng độ bùn thấp, khả năng xử lý của bùn không cao dẫn đến quá tải bùn chết và bị trôi ra ngoài. Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiệu quả xử lý của vi sinh, khả năng lắng của bùn hoạt tính, nhiệt độ, pH, nồng độ bùn MLSS, tải trọng đầu vào.

SBR

(Nguồn: Sách Công nghệ và Công trình xử lý nước thải quy mô nhỏ, Trần Đức Hạ)

SBR hay còn gọi là bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ, là công trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn tối thiểu của bể là 2. Các giai đoạn hoạt động diễn ra trong một ngăn bể gồm: làm đầy, thổi khí, lắng tĩnh, xả nước thải, xả bùn dư. Hiệu quả xử lý nước thải cao, giảm BOD, nito. Bể SBR hoạt động theo mẻ nên không cần bể lắng đợt 2. Trong nhiều trường hợp, người ta cũng bỏ qua để điều hòa và bể lắng đợt 1.

Bể SBR có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, hiệu quả xử lý cao, khử được các chất dinh dưỡng nito, dễ vận hành. Nhược điểm là công suất xử lý nước thải nhỏ. Phải có người vận hành bể và theo dõi thường xuyên các bước xử lý nước thải.

MBR

MBR còn gọi là bể phản ứng sinh học màng là sự kết hợp xử lý sinh học và lý học. Cụ thể là kết hợp giữa quá trình sinh trưởng lơ lửng và quá trình lọc màng. Đây là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến được sử dụng rộng rãi cho nước thải sinh hoạt và kể cả công nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới.

Nước thải sau xử lý sinh học được đưa vào bể MBR. Nước thải được thấm xuyên qua màng lọc và ống mao dẫn từ những lỗ nhỏ có kích thước 0.01 – 0.2 µm. Qua màng này, nước sạch sẽ được lọc ra và các tạp chất rắn, vô cơ, hữu cơ,… sẽ bị giữ lại. Lúc này dưới áp suất chân không trong bể, thì 2 ống bơm hút sẽ ngắt tự động. Đồng thời, ống bơm thứ 3 hoạt động rửa ngược trở lại. Lúc này, màng MBR sẽ bị rung chuyển và khiến cho các chất cặn tại đầy rơi xuống.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBR là do kích thước lỗ màng rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên có thể loại bỏ triệt để vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, công nghệ màng MBR không có bể khử trùng và bể lắng và bể lọc nên tiết kiệm được diện tích, giảm được chi phí đầu tư, đặc biệt không phát sinh mùi hôi trong quá trình vận hành, thời gian lưu bùn dài, thời gian lưu nước ngắn, được điều khiển tự động và dễ dàng kiểm soát. Nhược điểm gồm 2 vấn đề chính là màng MBR hay xảy ra tình trạng bị nghẽn, tắc. Nếu nghẹt phải rửa lọc và tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. MBR phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng theo định kỳ 6-12 tháng.

 

Để được tư vấn hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ  Hotline : 0866.992.688

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá:

Điện thoại: 0969.353.536

Email: info@etohi.vn